Logo V25
Title Slide3

Xuất khẩu sắn sang Trung Quốc thuận lợi, giá tăng

Xuất khẩu sắn sang Trung Quốc thuận lợi, giá tăng

Xuất khẩu sắn đang trở nên thuận lợi hơn sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách Zero Covid. Nhờ vậy, giá sắn trong nước và xuất khẩu đang tăng.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đang thuận lợi hơn sau khi Trung Quốc bỏ chính sách Zero Covid.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đang thuận lợi hơn sau khi Trung Quốc bỏ chính sách Zero Covid.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), lượng hàng tinh bột sắn giao dịch đã có tín hiệu tích cực do khách hàng Trung Quốc có nhu cầu mua để sản xuất sau khi Chính phủ nước này từ bỏ chính sách Zero Covid. Lượng hàng tinh bột sắn giao dịch qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc tăng do thủ tục nhập khẩu phía Trung Quốc thực hiện nhanh hơn.

Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, giá chào bán tinh bột sắn xuất khẩu của các nhà máy Việt Nam hiện ở mức 455-485 USD/tấn (FOB, cảng TP.HCM), tăng 30 USD/tấn so với cuối tháng 12/2022. Giá sắn lát xuất khẩu sang Hàn Quốc ở mức 330 USD/tấn (FOB, cảng Quy Nhơn), tăng 40 USD/ tấn so với cuối tháng 12/2022. Cũng ở cảng Quy Nhơn, giá sắn lát xuất khẩu sang Trung Quốc hiện ở mức 280 USD/tấn, tăng 30-40 USD/tấn so với cuối năm ngoái.

Do giá xuất khẩu sắn tăng, trong khi nguồn nguyên liệu giảm do bệnh khảm lá sắn, giá sắn nguyên liệu ở trong nước cũng đang tăng so với cuối tháng 12/2022. Tại Tây Ninh, giá sắn nguyên liệu (trữ bột 30%) hiện ở mức 3.150-3.250 đồng/kg, tăng 350-450 đồng/kg; tại Gia Lai, giá sắn nguyên liệu từ 2.650-2.700 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; tại miền Trung, giá sắn nguyên liệu từ 2.400-2.500 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg…

Năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 3,25 triệu tấn, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với năm 2021.

Bài trước
Tuyển dụng chuyên viên kinh doanh Quý 3/2022
Bài sau
Sau gạo và lúa mì, thêm một loại nông sản khiến nông dân nhiều nước lao đao: giá giảm sốc, Việt Nam tăng nhập khẩu hơn 2 tỷ USD
Menu